Soạn Văn lớp 10 Bộ Chân trời sáng tạo | Văn bản 1: Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam (Bài 4: Những di sản văn hóa)

Ngày 07/12/2022 10:13:31, lượt xem: 1534

Bài 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (Văn bản thông tin)

Văn bản 1: TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

 

 

Câu 1. Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được  nêu trong văn bản.

Trả lời:

- Các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản là:

+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo

+ Can lại bản thảo rõ ràng, mạch lạc và sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ.

+ In thành từng chồng, dùng bìa đã quét đẫm màu

+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm

Câu 2. Xác định đề tài của văn bản trên. Chi ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

Trả lời:

- Đề tài: nghệ thuật sáng tạo tranh Đông Hồ cũng như giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ Việt Nam.

 - Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:

+ Ở mục 2: Chất liệu tự nhiên, màu sắc bình dị, ấm áp: Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; vỏ con điệp (sò biển) được nghiền nát, trộn với hồ rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên lấy từ cây cỏ: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang,...tác giả đã sử dụng kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả để làm nổi bật nét độc đáo về chất liệu, màu sắc của tranh Đông Hồ mà chúng ta ít thấy ở các loại tranh khác.

+ Ở mục 3: Chế tác khéo léo, công phu: Khi in, người làm tranh đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cầm tay co đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” đã quét đẫm màu, được làm theo kiểu hộp mực dấu để lấy màu vào bản khắc, rồi up mặt ván khắc đã thấm màu đỏ lên mặt giấy như cách đóng triện, xong lật ngửa ván khắc lên tờ giấy đã dính vào ván khắc vì màu được pha bằng hồ nếp đặc quánh

+ Ở mục 4: Rộn ràng tranh Tết: Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.

- Mục đích của việc lồng ghép: Những yếu tố tự sự, miêu tả không chỉ giúp việc cung cấp thông tin được sinh động, cụ thể mà còn thể hiện được tình cảm của người viết qua sự quan sát tỉ mỉ, giới thiệu chi tiết, tất cả đều thể hiện tình yêu và sự trân trọng với một nét văn hóa dân gian nổi bật, đáng được giữ gìn và phát triển.

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO | VĂN BẢN 3: LỜI MÁ NĂM XƯA (BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ))

 

Câu 3. Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Mục 1,2,3 bổ sung cho nhau bởi mỗi mục đều mang những nét tinh hoa khác nhau. Ví dụ như mục 1 là đề tài dân giã, hình tượng sinh động; mục 2 là sắc màu bình dị, ấm áp và mục 3 là chế tác khéo léo, công phu. 3 mục này góp phần làm rõ giá trị văn hóa tranh Đông Hồ.

Câu 4. Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

Trả lời:

- Nhan đề vừa nêu lên được đề tài của văn bản (tranh Đông Hồ), vừa thể hiện được đánh giá của người viết về giá trị của tranh Đông Hồ (nét tinh hoa của văn hóa dân gian). Sa-pô chỉ có 3 câu nhưng có ý nghĩa khái quát, gây ấn tượng và có vai trò định hướng thông tin cho người đọc. Cách sắp xếp các đề mục ngắn gọn, rất lôgic và khoa học, cung cấp những thông tin từ khái quát đến cụ thể. Mỗi mục cho thấy một nét tinh hoa, các mục 1,2,3 đã góp phần làm rõ giá trị của tranh Đông Hồ qua đề tài, chất liệu và quá trình sáng tạo.

Câu 5. Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Mục đích viết: giới thiệu nét đẹp văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ.

- Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được lưu giữ và phát triển.

=> Đây là quan điểm vô cùng đúng đắn bởi hiện nay, với sự phát triển của côn nghệ thì nhiều nét đẹp văn hóa dân gian dần bị lãng quên, mai một, trong đó có tranh Đông Hồ. Vì vậy, việc viết bài về giá trị tranh Đông Hồ không chỉ giới thiệu về nét đẹp dân gian mà còn là một cách để bạn đọc có thể tiếp thu và phát triển những nét đẹp văn hóa này không chỉ với trong nước mà có thể quảng bá ra quốc tế.

Câu 6. Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Trả lời:

- Ví dụ về một số di sản văn hóa ở địa phương Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Khuê Văn Các, đền Cổ Loa, chùa Một Cột,...

- Suy nghĩ về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy: 

Mỗi một vùng miền địa phương đều có những di sản văn hóa được gây dựng từ thời xa xưa cần được bảo tồn và phát triển. Khi nhìn thấy những di sản ấy, chúng ta trước hết cần phải thể hiện sự trân quý, tôn trọng bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng của địa phương, của dân tộc. Và để ghi nhớ, thực hiện lối sống hướng về cội nguồn, bên cạnh việc phát triển những cái mới, chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hóa đó. 

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan